Chuyển đổi kỹ thuật số tác động đến mọi lĩnh vực công nghiệp. Nhân sự thuần thục các kỹ năng số là điểm khác biệt chính của những công ty thành công. Đối với các nhà quản lý công tác L&D, cuộc khủng hoảng kỹ năng số này đòi hỏi sự thay đổi cơ bản trong cách thức đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Cùng tìm hiểu vì sao Agile Learning được coi là giải pháp cho vấn đề này.
Cách tiếp cận “thác nước” (waterfall) truyền thống đối với tổ chức L&D – xác định, thiết kế, phân phối – là quá chậm chạp và không tính đến tính chất thay đổi của công việc. Nhà quản lý L&D phải hướng đến một cách tiếp cận linh hoạt, hiện đại hóa các giải pháp. Qua đó, kiểm soát sự gián đoạn liên tục, đưa việc học tập và phát triển vào quá trình thúc đẩy tốc độ kinh doanh.
Tại sao một tư duy Agile Learning lại quan trọng đối với L&D? Làm thế nào để thực hiện việc áp dụng và cách nào giúp nhà quản lý L&D đưa việc học tập vào quy trình làm việc của doanh nghiệp? Ở cấp độ cao, mục đích của Agile là cung cấp giá trị liên tục cho nhân viên theo từng bước nhỏ, thường xuyên và sử dụng phản hồi để cải tiến trực tiếp trong tương lai. Hãy cùng khám phá trong bài viết hôm nay cùng Agilearn.
Sự khác biệt chính khi Agile Learning trong L&D và các nhóm phát triển phần mềm
Dù có nhiều điểm tương đồng, hai ngành chắc chắn có những nhu cầu và cách tiếp cận khác nhau. Khi Agile Learning được áp dụng cho ngành Phần mềm, nó đòi hỏi bắt buộc các quy tắc quản lý backlog bằng việc ưu tiên sự sáng tạo, cải tiến và sửa lỗi. Mô hình product backlog này ít được áp dụng trong L&D.
L&D hiếm khi liên tục cải tiến những gì vừa thực hiện và thường xem xét đến những dự án, khóa học mới. Nhà quản lý L&D hãy luôn nghĩ rằng mình chưa bao giờ thực sự hoàn thành công việc triệt để và không ngừng tìm kiếm sự cải tiến. Thách thức ở đây là cách tiếp cận này có thể đòi hỏi thời gian, công sức, chi phí đáng kể,… tùy thuộc vào các sáng kiến. Do đó, các giai đoạn lặp và thử nghiệm là vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo kết quả cuối cùng sẽ không phải khắc phục ngay lập tức.
Làm cách nào để đảm bảo hệ thống với tư duy Agile trong một tổ chức đa lĩnh vực mà nhân viên không có hứng thú học tập?
Đối với đội ngũ L&D trong một tổ chức đa ngành, việc tìm hiểu nhu cầu kinh doanh cho từng hoạt động ngày càng trở nên quan trọng.
Điều cốt lõi đối với mỗi nhóm L&D là gắn kết việc học hỏi với những mục tiêu chung của tổ chức. Nó trở nên quan trọng khi các mục tiêu luôn được phổ biến đến toàn thành viên trong doanh nghiệp. Một khi nhận ra nơi học tập và phát triển có thể tạo ra tác động lớn nhất, bạn có thể giải quyết vấn đề tham gia học tập của nhân viên.
Với những nhân viên không có hứng thú học tập, các chương trình Agile Learning phải được kết hợp chặt chẽ với nhu cầu cụ thể của họ. Một cách tiếp cận cá nhân phục vụ tất cả, so với mô hình một kích cỡ phù hợp có thể mang lại nhiều giá trị cho nhân viên và tăng sự khát khao học hỏi.
Nếu việc xây dựng các chương trình cá nhân hóa không thể mở rộng trong tổ chức của bạn, các giải pháp số hóa như Agilearn cho phép các nhóm L&D thực hiện nhanh chóng đồng thời cung cấp cho nhân viên nội dung cá nhân hóa và lộ trình học tập rõ ràng.
Các tình huống mà quản lý dự án truyền thống sẽ phù hợp hơn so với cách tiếp cận Agile Learning
Các nhà quản lý L&D được yêu cầu phải linh hoạt hơn để phù hợp với tốc độ thay đổi ngày càng lớn của thị trường.
Có thể có ngoại lệ trên cơ sở từng trường hợp, như các sáng kiến có thời hạn cố định và không có chỗ cho thử nghiệm. Hoặc có thể có những chương trình rất rõ ràng và không yêu cầu phản hồi.
Điều đáng chú ý là phản hồi có khuynh hướng chỉ làm cho một cái gì đó được củng cố hơn. Do đó, việc dành thời gian cho việc lặp lại và thay đổi sẽ đem lại kết quả tốt trong quá trình dài.
Làm thế nào để đối phó với phân tích hiệu suất/yêu cầu truyền thống bắt nguồn từ những sáng kiến L&D?
Có những giai đoạn được xây dựng trong Chu trình học tập Agile Learning để phân tích và đo lường nhằm giải quyết yêu cầu phân tích hiệu suất.
Để duy trì sự linh hoạt, điều quan trọng là đừng để bị cuốn vào những quy trình và tài liệu quá chi tiết trong các giai đoạn này. Chịu trách nhiệm và hiểu rõ yêu cầu, mục tiêu của doanh nghiệp, nhưng một khi L&D được liên kết chặt chẽ với tổ chức, đó là lúc kiểm tra kết luận và nguyên mẫu một cách nhanh chóng để xác nhận tất cả đang đi đúng hướng.
Từ đó, bộ phận có thể gắn kết chặt chẽ với các bên liên quan và lặp lại nhanh chóng dựa trên phản hồi.
Các nhóm L&D phân tán về địa lý có thể áp dụng Agile Learning?
Một trong những khía cạnh tuyệt vời của Agile Learning là sự linh hoạt. Là một nhóm phân tán về mặt địa lý, hãy sử dụng các phần của một chiến lược Agile phù hợp với môi trường doanh nghiệp và áp dụng chúng.
Hãy nghĩ về những cách có thể khiến việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn như ứng dụng phần mềm Slack.
Làm thế nào để có thể áp dụng Agile Learning cho các chuyên gia HR?
Đối với các chuyên gia về nhân sự, bất kỳ chương trình hoặc sáng kiến nào cũng có thể được hưởng lợi từ Agile Learning. Chức năng của HR cũng giống như L&D trong cách tiếp cận vấn đề, khi dành rất nhiều thời gian để ra quyết định trước khi yêu cầu các bên liên quan áp dụng, thử nghiệm.
Sở hữu tư duy dịch vụ (hay tư duy hướng đến khách hàng) khi phát triển các chương trình học tập là điều vô cùng cần thiết cho những người làm công tác nhân sự. Các nhân viên hiện nay luôn mong đợi trải nghiệm ở cấp độ người tiêu dùng trong cuộc sống hàng ngày. Và để đảm bảo tất cả đều tích cực tham gia đào tạo, trải nghiệm của nhân viên tại nơi làm việc cũng cần tương tự như vậy.
Tham khảo từ “Not Just for Software: How Agile Learning is Transforming L&D” (Shelley Osborne – Trưởng phòng L&D, Udemy)