Hầu hết các nhân viên đều tán thưởng các cơ hội học tập với các buổi đào tạo, huấn luyện nội bộ như một cách giúp phát triển và thăng tiến trong công việc. Vậy tạo sao một số nhân viên lại rất không thích “được đào tạo” và thường né tránh việc học?

Những nhân viên này không thấy được giá trị của những buổi học, vì thế cũng không có động lực để học. Dưới đây, Agilearn sẽ giới thiệu những lí do mà nhân viên không có động lực học và từ chối tiếp thu các buổi đào tạo nội bộ.

1. Không có định hướng phát triển sự nghiệp cá nhân

Bản thân nhân viên không có định hướng phát triển cho sự nghiệp, khiến việc học trở nên vô nghĩa. Nhiều nhân viên, đặc biệt là những người mới vào nghề thường không có định hướng công việc rõ ràng, không có mục tiêu và không có kế hoạch. Do vậy họ không có động lực để học, đơn giản là không biết học vì cái gì.

Bên cạnh đó, dù nhân viên có giỏi cỡ nào cũng nên có một định hướng rõ ràng trong cách làm thế cách để cải thiện kĩ năng, và từ đó, thăng tiến trong sự nghiệp.

Có một kế hoạch cho sự nghiệp không chỉ là một hướng dẫn cơ bản cho phát triển bản thân từng bước, mà còn là một minh chứng cho một nhân viên làm việc hiệu quả đối với doanh nghiệp. Họ cũng cần những buổi trò chuyện với các mentor về sự phát triển cá nhân, một cách tốt để thấy sự cần thiết việc có thêm kiến thức và kĩ năng làm việc mới.

khong-co-dinh-huong-phat-trien-su-nghiep-ca-nhan

Không có định hướng phát triển sự nghiệp cá nhân

2. Khi động lực làm việc không còn

Một trong những viễn cảnh khó khăn nhất của nhân sự – nhân viên mất động lực làm việc. Thường thì nhân viên bắt đầu công việc mới với một tâm thế rất hào hứng, nhưng chúng sẽ mờ nhạt dần chỉ vài tháng sau đó. Việc giữ cho nhân viên lúc nào cũng có động lực làm việc là một nhiệm vụ rất khó khăn. Động lực làm việc đi xuống thì không thể đảm bảo họ sẽ hào hứng với các hoạt động L&D của doanh nghiệp.

Các chương trình L&D thường được thiết kế với mục đích tăng động lực làm việc cho nhân viên. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc mất động lực làm việc. Định hướng công việc không rõ ràng, không đáp ứng được nhu cầu phát triển cá nhân, môi trường làm việc không phù hợp, lương và thưởng không xứng đáng… Việc tìm ra lí do nhân viên không muốn làm việc sẽ giúp họ thiết kế chương trình học thu hút hơn.

Ví dụ như nhân viên mất động lực vì lương thấp thì những nhân viên này xẽ có xu hướng học những gì có thể cải thiện trực tiếp giúp họ tăng lương. Bên cạnh đó, các chương trình L&D tuyên bố giúp nhân viên tăng động lực làm việc cũng sẽ thúc đẩy hứng thú học tập của nhân viên hơn.

3. “Đào tạo là mất thời gian”

Thời gian là yếu tố cản trở lớn nhất trong việc học tập của người đi làm. Điều này cũng dễ hiểu vì nhân viên thường có các ưu tiên khác nhau, lịch trình cố định hoặc khối lượng công việc lớn. Dù vậy, “mất thời gian” thường là suy nghĩ xuất hiện đầu tiên mà mọi người nghĩ về các chương trình đào tạo, điều mà có thể không đúng trong mọi trường hợp.

dao-tao-lam-mat-thoi-gian

Đào tạo làm mất thời gian

Trong khi động lực thật sự giúp nhân viên nhìn nhận việc “đào tạo” không tiêu tốn quá nhiều thời gian của họ nằm ở việc chứng minh học tập hiệu quả trong thời gian ngắn là khả thi. Cần biến học tập là một nhiệm vụ dễ dàng có thể học mọi lúc, mọi nơi, thời lượng dành cho học tập ngắn gọn và hiệu quả.

Những chương trình học elearning ngày nay có giải quyết được các vấn đề này. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng nên cho phép một khoảng thời gian và không gian đủ để khuyến khích nhân viên đào tạo mà không ảnh hưởng tới các công việc khác dù là đào tạo trực tuyến hay trực tiếp. Nếu cần thiết có thể đưa ra một ngày hội học tập hàng tuần trong công ty.

4. Cảm thấy “bắt buộc phải học”

Tâm lý “bắt buộc phải học” khiến nhân viên cảm thấy dị ứng với các chương trình đào tạo và bắt đầu học một cách đối phó. Điều này đặt biệt đúng với những nơi coi việc đào tạo đơn thuần là “chương trình bắt buộc” mà nhân viên phải trải qua. Thậm chí một số nơi còn coi đây là một hình thức “phạt” dành cho các nhân viên có đánh giá hiệu suất làm việc kém. Họ bị dán nhãn là “những người cần được đào tạo”.

Điều này không đúng, bởi có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới việc nhân viên làm việc kém hiệu quả. Những yếu tố ảnh hưởng tới kết quả làm việc phải kể đến như môi trường làm việc, thưởng phạt, động lực làm việc cá nhân…

Đào tạo có thể là một phần trong hệ thống hỗ trợ năng suất làm việc, nhưng chưa phải là yếu tố chính quyết định lên hiệu suất làm việc của nhân viên, việc yêu cầu nhân viên đi đào tạo những kĩ năng họ đã có sẵn rồi sẽ không cải thiện được vấn đề của họ. Trong cả hai trường hợp đã kể ở trên thì không những không tạo động lực mà còn khiến nhân viên có tâm lý chống đối với việc học.

nhan-vien-cam-thay-bi-bat-buoc-phai-hoc

Nhân viên cảm thấy bị bắt buộc phải học

5. Chương trình đào tạo không thật sự giải quyết được vấn đề của nhân viên

Có một sự thật là các chương trình đào tạo không thật sự giải quyết được các vấn đề mà nhân viên gặp phải trong công việc thực tế. Nội dung đào tạo chung chung, không liên quan và quá lý thuyết khiến nhân viên cảm thấy chán nản. Trong khi những vấn đề họ mắc phải ngay trong công việc vẫn chưa được giải quyết.

Chương trình huấn luyện được tạo ra bởi bộ phận L&D, trong khi các bộ phận khác coi giáo dục chỉ là một phần trong công việc và mục tiêu cao nhất của các bộ phận này là làm sao để tăng năng suất làm việc. Đó là lí do tại sao nếu như có một giải pháp khác ngoài việc đào tạo có thể cải thiện năng suất làm việc, họ sẽ chọn chúng thay vì học tập.

Thật không may, các chương trình đào tạo không phải lúc nào cũng đem lại kết quả tốt – cho thấy việc đào tạo không phải luôn là một giải pháp đúng. Để giải quyết các vấn đề thực tiễn, chúng ta cần những bài học áp dụng cho chính chúng ta, có thêm những công cụ hỗ trợ nhằm cải thiện công việc khác, và tham gia các chương trình đào tạo khi thật sự cần thiết.

6. Không có đủ chỉ dẫn

Nhiều nhân viên thiếu động lực để tham gia một chương trình học vì họ thiếu sự dẫn dắt. Thiếu sự dẫn dắt, họ có thể không hiểu được tầm quan trọng của một chương trình đào tạo đối với sự phát triển cá nhân và công việc. Họ cũng không biết được các tận dụng tối đa các giá trị mà chương trình đem lại. Và buồn hơn nữa là không biết cách chuyển hoá kiến thức thành kỹ năng thực tế, hậu quả là hầu hết nhân viên bỏ qua những gì đã được học. Tất cả đều khiến họ cảm thấy không còn hứng thú với việc học.

thieu-su-chi-dan

Thiếu sự chỉ dẫn

Ngoài sự chỉ dẫn đúng đắn từ các nhân sự trong bộ phận L&D, một hệ thống quản trị học tập cũng có thể đưa ra những phản hồi, chỉ dẫn thường xuyên gắn với quy trình học tập của nhân viên.

7. Phương pháp giảng dạy không đủ hấp dẫn

Một nhà sử học đã từng nói “Bạn không ghét lịch sử, bạn ghét cách chúng được giảng dạy trong trường học”. Câu này đặc biệt đúng với các chương trình đào tạo nội bộ. Nội dung không liên quan, rào cản về phương pháp giảng dạy có thể khiến người học chán nản ngay từ những giây phút đầu tiên.

Một nhóm các nhà tâm lý chỉ ra rằng, con người phải cảm thấy thích làm một thứ gì đó để có thể thực hiện tốt hơn. Nếu công việc đó không đủ hấp dẫn, chúng ta sẽ có xu hướng tránh xa nó. Nếu phương pháp giảng dạy không hấp dẫn và thu hút, không có gì ngạc nhiên khi họ cảm thấy mất động lực học.

Kết luận

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên chán nản với việc học tập trong công việc. Việc tìm hiểu những nguyên nhân này sẽ giúp cho đội ngũ L&D cải thiện hơn nội dung và cách thức giảng dạy. Cần có những thay đổi tích cực hơn về công nghệ, các chiến lược tiếp cận hiện đại từ đó giúp nhân viên có hứng thú hơn với việc học. Để việc học tập và phát triển không còn là một nghĩa vụ bắt buộc mà họ phải thực hiện nữa.