71% chuyên gia HR cho rằng thế hệ nhân viên hiện nay không đủ kỹ năng cần thiết (số liệu từ Udemy for Business). Do đó, doanh nghiệp đang tích cực thực hiện chương trình đào tạo nội bộ. Trong đó ưu tiên mô hình học tập elearning. Nhưng rất nhiều trong số đó thiếu hiệu quả vì những lầm tưởng về elearning này.

Hãy tìm hiểu cùng Agilearn để nắm rõ về định hướng và cách sử dụng elearning trong doanh nghiệp.

1. Lầm tưởng về elearning đầu tiên: Trò chơi trí não cải thiện khả năng ghi nhớ và trí thông minh

Các trò chơi trí não đã trở thành một ngành công nghiệp triệu đô, đi kèm những tuyên bố rất mơ hồ. Chúng làm người chơi thông minh hơn, cải thiện hoặc loại bỏ trí nhớ ngắn hạn?

“Có rất ít bằng chứng rằng loại trò chơi này cải thiện cuộc sống”. Theo Walter Boot, chuyên gia về suy giảm nhận thức, trong một bài báo của Science Dially.

Mọi người có thể dần tư duy và ghi nhớ tốt hơn trong trò chơi trí não. Xin nhắc lại là chỉ trong phạm vi trò chơi đó. Sự cải thiện đó không chuyển sang công việc và cuộc sống hàng ngày.

Để cải thiện kết quả của một nhiệm vụ cụ thể, hãy tập trung thực hành nhiều lần. Học hỏi không ngừng khi thực hiện nhiệm vụ đó. Nếu ai đó thích các trò chơi trí tuệ, cứ tiếp tục chơi. Nhưng đừng hy vọng nó có thể tăng cường trí thông minh.

tro-choi-tri-nao-cai-thien-kha-nang-ghi-nho

Trò chơi trí não cải thiện khả năng ghi nhớ

2. Kết quả của bản đánh giá là đúng sự thật

Cái gọi là khảo sát – hình thức mà người học điền vào sau kết thúc đào tạo để đưa ra đánh giá, ý kiến về chương trình đào tạo – có mặt khắp nơi. Giống như trò chơi trí não, chúng khá vô dụng. Đây là một lầm tưởng về elearning khá phổ biến.

Không có mối tương quan nào giữa các kết quả khảo sát tích cực – người học nói rằng chương trình đào tạo họ vừa trải qua là hữu ích hoặc có chất lượng tốt – và sự cải thiện kết quả học tập hoặc nâng cao hiệu suất.

Tất cả người học được yêu cầu hoàn thành bản đánh giá. Nhưng chỉ một thiểu số đánh giá “thật”. Các câu hỏi thường được viết quá đơn giản, thông dụng và mơ hồ.

Các tùy chọn trả lời có xu hướng theo thang đo Likert như: Mạnh mẽ đồng ý, Đồng ý, Trung lập, Không đồng ý, Không đồng ý mạnh mẽ. Do đó, kết quả khảo sát không hề cung cấp thông tin cụ thể và chính xác.

Hầu hết người học là những thẩm phán tồi về việc họ sẽ áp dụng được kiến thức vào công việc. Họ thường được yêu cầu đánh giá ngay sau khi hoàn thành khóa đào tạo, trước khi thực sự biết nó sẽ hữu ích như thế nào.

Đừng chỉ xem người học có thích chương trình đào tạo, hay nghĩ rằng nó có thể hữu ích. Việc đo lường những thay đổi trong hoạt động của họ theo thời gian sau khi đào tạo sẽ có ý nghĩa hơn. Đó là cách tốt nhất để xác định xem họ có tiếp thu, ghi nhớ lâu dài và đang áp dụng những gì đã học hay không.

ket-qua-cua-ban-danh-gia-dung-su-that

Kết quả của bản đánh giá đúng sự thật

3. Hoàn thành khóa học = Đã học “xong”

Lại một lầm tưởng về elearning.

Nếu người học thông báo hoàn thành khóa đào tạo, thì họ đã “học” được kiến thức trong đó. Thật hoang đường và giàu trí tưởng tượng.

Khả năng theo dõi ai đã dành bao nhiêu thời gian và liệu họ có hoàn thành nó thật sự hay không, những dữ liệu đó trở nên mới thực sự ý nghĩa.

Việc hoàn thành đào tạo thậm chí còn được đánh giá là đủ để cho thấy rằng người học đó đã sẵn sàng đưa nhóm và tổ chức đi lên. Đào tạo phải thực sự có hiệu quả. Bằng không, thông báo “hoàn thành khóa học” là một thống kê phù phiếm đem lại cảm giác, không khí tích cực nhất thời.

da-hoan-thanh-xong-khoa-hoc

Đã hoàn thành xong khóa học

4. Tương tác = Tham gia tích cực

Sự tương tác – bất kỳ tương tác nào – đều hấp dẫn và có nghĩa là người học đang thực sự chú ý?

Suy nghĩ này dẫn đến một loạt các nội dung kiến thức được xây dựng vội vàng với chất lượng kém. Chúng khiến người học lướt qua các bài học theo nghĩa đen – chỉ mang tính truy cập vào nội dung đào tạo.

Tương tác ý nghĩa thực sự có thể tăng cường chất lượng học tập và làm cho nội dung gắn bó với người học. Tính tương tác phải được kết nối sâu sắc với nội dung. Ví dụ: yêu cầu người học đóng vai dựa trên kịch bản hoặc chọn phản hồi tốt nhất cho tình huống khó xử đặt ra trong video bài học. Điều này sẽ khiến họ suy nghĩ về vấn đề, áp dụng kiến thức đã đề cập và đưa ra phản hồi phù hợp.

tuong-tac-co-the-tang-cuong-chat-luong-hoc-tap

Tương tác có thể tăng cường chất lượng học tập

5.  Đồ họa phải thật “hoành tráng” mới thu hút người học

Không cần thiết kế đồ họa quá hoành tráng và bắt mắt để có thể có một chương trình elearning tuyệt vời. Trên thực tế, việc đặt quá nhiều nỗ lực vào thiết kế đồ họa có thể gây tác dụng ngược.

Thiết kế không nên chiếm quá nhiều nhận thức của người học. Một chương trình elearning tốt nhất là phải hữu ích, dễ dàng truy cập và nội dung có liên quan. Người học không cần phải tiêu tốn năng lượng để tìm ra cách điều hướng và sử dụng với elearning. Thiết kế nên rõ ràng, dễ xem và điều hướng giữa các yếu tố cũng vậy.

Màu sắc, kiểu chữ, kích thước và bố cục – tất cả các yếu tố này có thể nâng cao trải nghiệm và chất lượng truyền đạt cho chương trình elearning nếu giúp người học sử dụng một cách dễ dàng, trực quan.

do-hoa-trong-elearning-phai-that-hoanh-trang

Đồ họa trong elearning phải thật hoành tráng

6. Người học không muốn đọc

Theo nghiên cứu từ Pewresearch, 73% người trưởng thành ở Mỹ đã từng đọc một cuốn sách (hoặc một phần của một cuốn sách) trong năm qua. Thế hệ Millennials là những người trưởng thành thường xuyên đến thư viện công cộng nhất.

Và tất nhiên, không phải những gì đọc được đều là từ sách. Vào năm 2016, Pewresearch cho rằng những người trẻ tuổi thích đọc thông tin trực tuyến.

Mọi người đọc những gì họ quan tâm, và lướt qua (hoặc bỏ qua) những gì không quan tâm.

Nếu người học không đọc nội dung eLearning của bạn, thì không phải vì họ không thích đọc. Đó là vì nội dung không liên quan. Những kiến thức ấy có thể họ đã biết, hoặc được thiết kế kém hay vì một số lý do khác.

Cắt giảm, tập trung vào những gì cần thiết – và cung cấp nội dung sâu hơn, chi tiết hơn đi kèm tài liệu bổ sung là một nguyên tắc hợp lý khi thiết kế elearning. Nhưng nên nhớ người học vẫn muốn và sẵn sàng đọc nếu như kiến thức thực sự hữu ích.

nguoi-hoc-khong-muon-doc

Người học không muốn đọc

7. Người học có “não cá vàng”

Một số nghiên cứu được công bố vài năm trước đây cho rằng khoảng thời gian chú ý của con người chỉ khoảng 6 giây, tức ngắn hơn cả một chú cá vàng.

Thực sự thì mọi người đọc những gì họ quan tâm, họ tham gia ở các độ sâu khác nhau – theo sở thích và nhu cầu của họ – và trong các khoảng thời gian khác nhau.

Thông thường, người học có thể chỉ cần tìm kiếm hoặc nhắc nhở bản thân về cách làm một cái gì đó. Trong những trường hợp đó, họ đang tìm kiếm một câu trả lời nhanh chóng. Họ có thể đào sâu hơn bằng cách đọc một bài đăng trên blog hoặc thậm chí xem một đoạn video ngắn.

Các khoảng chú ý của con người chỉ thực sự dài vài giây? Vậy giải thích thế nào khi người ta không chớp mắt lúc xem những bộ phim bom tấn ngoài rạp hay say sưa cắm mặt trên Netflix? Thanh thiếu niên thì mải mê với các trò chơi video mà không nghe thấy tiếng ba mẹ gọi. Và rất nhiều ví dụ khác về việc đắm chìm vào nội dung.

nguoi-hoc-co-nao-ca-vang

Người học có “não cá vàng”

Khoảng chú ý không hề co lại. Vấn đề ở đây là ngày càng có nhiều loại nội dung đang cạnh tranh để thu hút sự chú ý của người học. Để níu chân người học, nội dung phải liên quan và hấp dẫn. Điều đó có nghĩa là hãy xây dựng chương trình elearning bằng cách kể chuyện thật hấp dẫn, hình ảnh sinh động và tính tương tác cao.

8. Millennials chỉ muốn học qua video

Trên thực tế, Millennials không khác quá nhiều với bất kỳ thế hệ người học hay người lao động nào khác.

Mô hình Microlearning từ hình thức có giáo viên hướng dẫn đến đào tạo dựa trên thực tế ảo, đều đang cố gắng xác định mong muốn, khả năng, sở thích hoặc khả năng thành công của người học dựa trên nhóm tuổi của họ.

Một nhà nghiên cứu thực tế ảo hàng đầu đã phát hiện ra sự hấp dẫn của việc đào tạo bằng VR có liên quan nhiều đến việc tiếp xúc với công nghệ. Nó không liên quan gì đến tuổi tác. Điều đó có thể đúng với bất kỳ công nghệ nào. Bên cạnh đó, thế hệ Millennials có nhiều khả năng hướng đến thư viện hơn bất kỳ nhóm tuổi trưởng thành nào khác.

millennials-chi-muon-hoc-qua-video

Millennials chỉ muốn học qua video

Mỗi người học đều khác nhau và có sở thích khác nhau. Do đó, không thể nghiên cứu tập trung duy nhất vào độ tuổi. Điểm mạnh, điểm yếu, sở thích bị ảnh hưởng bởi nền tảng giáo dục và văn hóa, tình hình tài chính, sở thích, nhu cầu công việc. Và một loạt các đặc điểm khác khiến mỗi người học trở thành một cá nhân độc đáo.

9. Lầm tưởng về elearning cuối cùng: Microlearning phải là video

Rất nhiều thông tin cho rằng: Người học đang dần đánh mất sự chú ý. Những người học trẻ tuổi chỉ muốn học tập dựa trên video.

Microlearning chỉ đơn giản là ngắn, tập trung, học tập hữu ích. Nó có thể có vô số định dạng – bao gồm video. Microlearning có thể là:

  • Các ứng dụng (trò chơi, ứng dụng thẻ, ứng dụng đố vui và hướng dẫn tham khảo nhanh)
  • Podcast
  • Infographic
  • Văn bản kỹ thuật số (bài đăng trên blog, bài viết, trang wiki hoặc nội dung web)
  • Sách điện tử, tài liệu PDF
  • Video, screencast và hình ảnh động
  • Các mô-đun elearning ngắn
  • Chatbot
  • Tin nhắn
microlearning-phai-la-video

Microlearning phải là video

Microlearning không hoàn toàn được xác định bởi phương tiện và kích thước. Nó được xác định bởi một trọng tâm hẹp – một hoặc hai khái niệm. Và khả năng ứng dụng ngay lập tức vào công việc, cuộc sống hàng ngày.