Các nhà quản lý ngày nay phải đương đầu với những thách thức mới do tác động từ sự thay đổi chóng mặt trong các lĩnh vực công nghệ, xã hội và kinh tế. Những thách thức này liệu có đòi hỏi những yếu tố mới nơi các nhà quản lý hiện đại?

Trong một thế giới của những mô hình kinh doanh kỹ thuật số, lực lượng lao động gia tăng, tổ chức trở nên phẳng hơn và dần chuyển dịch sang mô hình làm việc theo nhóm, các tổ chức đang thách thức lãnh đạo của họ dám bước lên và khai phá những con đường mới. Các CEO đang chịu áp lực về vị thế trong xã hội, được yêu cầu cộng tác liên chức năng nhiều hơn. Người quản lý phải học cách hoạt động tốt trong mạng lưới đội nhóm. Dù đòi hỏi những khả năng mới nơi những nhà quản lý, nhưng các tổ chức chủ yếu vẫn duy trì mô hình và tư duy truyền thống.

Hàng năm, các tổ chức không ngừng tìm kiếm và phát triển những nhân tố lãnh đạo mới để chuẩn bị tương lai. Trong cuộc khảo sát xu hướng quản trị nhân lực toàn cầu năm nay, 80% số người được hỏi đánh giá lãnh đạo là ưu tiên hàng đầu trong tổ chức của mình, nhưng chỉ có 41% cho rằng các tổ chức sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu từ phía nhà quản lý.

Các tổ chức phải tập trung vào những giá trị truyền thống lẫn hiện đại; giúp các nhà quản lý nâng cao các kỹ năng như: quản lý hoạt động, giám sát các nhóm, đưa ra quyết định, đánh giá đầu tư và đo lường những gì quan trọng. Đồng thời, nhà quản lý cần mở rộng khả năng am hiểu công nghệ, sử dụng nhân tài và giải quyết khác biệt về mặt văn hóa.

Bối cảnh mới

Rõ ràng các tổ chức đang đặt ra những yêu cầu mới cho thế hệ lãnh đạo của mình. 80% số người được hỏi trong cuộc Khảo sát nhân lực toàn cầu năm nay nghĩ rằng việc đặt ra những yêu cầu mới lạ, độc đáo cho nhà quản lý thế kỷ 21 là điều tối quan trọng với sự thành công của tổ chức. Chỉ 25% đang xây dựng các nhà “lãnh đạo số” một cách hiệu quả và chỉ 30% phát triển các nhà quản lý một cách hiệu quả để đáp ứng những thách thức mới từ thị trường.tao-ra-boi-canh-moi

Tạo ra bối cảnh mớiTuy nhiên, mặc dù nhiều tổ chức đã xây dựng các mô hình kỹ thuật số, cập nhật và đầu tư vào các chương trình lãnh đạo mới, chúng tôi tin rằng nhu cầu lớn hơn nằm ở sự kết hợp, phát triển các năng lực hiện đại và đặt chúng trong một bối cảnh mới.

Bối cảnh mới đó đến từ kỳ vọng của xã hội và tổ chức về cách các nhà quản lý hành động và kết quả nên hướng tới. Với doanh nghiệp xã hội, mọi người không còn tin kết quả tài chính là thước đo duy nhất hoặc chính yếu để đánh giá thành công của một doanh nghiệp.

Họ cũng đánh giá các tổ chức thông qua tác động đối với môi trường xã hội cũng như với khách hàng, đối tác và những người làm việc cho họ. Do đó, nhà quản lý nào chỉ tập trung vào việc điều hành và duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường bị coi là quá thu hẹp và không đối mặt đầy đủ với các thách thức từ môi trường kinh doanh và xã hội.

Năng lực mới, bối cảnh mới

Những nhà quản lý truyền thống vẫn có một vị trí trong thời đại ngày nay, tuy nhiên, họ nên hoàn thiện mình bằng mở rộng năng lực và chấp nhận tác động từ bối cảnh thị trường để trở thành những nhà quản lý hiện đại của thế kỷ 21.

Đâu là khoảng trống lớn nhất của nhà quản lý? 

Phát triển năng lực đòi hỏi nhiều hơn sự nỗ lực nơi bản thân nhà quản lý. Điều tối quan trọng không kém là tổ chức phải xây dựng, cải tiến văn hóa, cấu trúc và quy trình.

Dưới đây là ba yếu tố tạo ra những khoảng trống đáng kể trong tổ chức:

Minh bạch. Trong doanh nghiệp xã hội, tính minh bạch là yếu tố giá trị nhất. Nó giúp xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng trong một thế giới nơi nhiều người luôn đặt câu hỏi về mục đích thực sự của mỗi tổ chức. Đáng chú ý, chỉ có 18% những người tham gia khảo sát tin rằng họ đang làm việc trong một mô hình minh bạch và công khai; 37% lo lắng về thứ gọi là niềm tin trong tổ chức, 60% lo lắng về sự nhận thức tính minh bạch của nhân viên và 27% tin rằng sự thiếu minh bạch sẽ tạo ra những bất lợi trong cạnh tranh trên thị trường.

yeu-to-tao-ra-nhung-khoang-trong-dang-ke

Yếu tố tạo ra những khoảng trống đáng kể

Hợp tác nội bộ. Khi các tổ chức chuyển sang các mô hình kinh doanh dịch vụ, họ có thể hưởng lợi khi các nhà quản lý cấp cao mở rộng trách nhiệm và làm việc chặt chẽ với nhau hơn. Vai trò và công việc của quản lý cấp cao cần trở nên phức tạp hơn. Theo thống kê, 83% nhân viên nói rằng các giám đốc điều hành của họ hiếm khi hợp tác hoặc chỉ trong trường hợp đặc biệt – nghĩa là chỉ 17% cho biết các giám đốc điều hành thực hiện cộng tác thường xuyên.

Quản lý hiệu suất. Làm thế nào đo lường thành công cá nhân vẫn là một yếu tố quan trọng để định hình hành vi. Ba tiêu chí hàng đầu mà các tổ chức sử dụng để đo lường thành công của một nhà quản lý là: thúc đẩy chiến lược (63%), đem lại hiệu quả tài chính (58%) và quản lý hoạt động tốt (44%).

Đặt ra các biện pháp đo hiệu suất cho các nhà quản lý có thể giúp doanh nghiệp tiến bước dài trong việc thiết lập nền văn hóa hỗ trợ khả năng quản lý rủi ro và dẫn dắt sự thay đổi. Một nền văn hóa mà các nhà quản lý được khuyến khích tạo ra sự thay đổi, nắm bắt cơ hội đổi mới và luôn theo đuổi những gì xuất sắc.

Trước khi đặt ra yêu cầu, doanh nghiệp nên xem xét các tính chất bên trong tổ chức để tạo ra một môi trường vững chắc cho các nhà quản lý. Minh bạch, hợp tác nội bộ và quản lý hiệu suất là những yếu tố then chốt để bắt đầu quá trình đó.

Làm mới từ bên trong

Đặt bối cảnh, xác định năng lực nhà quản lý mới và xây dựng văn hóa đúng đắn là tất cả những gì quan trọng của một chiến lược lãnh đạo hiệu quả. Bước cuối cùng là tìm và phát triển các cá nhân sẽ đảm nhiệm vai trò quản lý. Những người này tổ chức có thể tìm thấy ở đâu?

phat-trien-ca-nhan-dam-bao-vai-tro-nha-quan-ly

Phát triển cá nhân đảm bảo vai trò nhà quản lý

Ngày nay, ý kiến cho rằng các tổ chức chỉ cần thuê các nhà quản lý mới đang bị đặt nghi vấn lớn về sự hiệu quả. Thay vì tìm kiếm và thuê các nhà quản lý từ bên ngoài – những người chưa chắc sẽ phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp, hầu hết các tổ chức sẽ cố gắng khám phá các phương pháp mới và đầu tư nhiều hơn vào việc phát triển các nhà quản lý tiềm năng mà họ sở hữu.

Trong môi trường biến đổi nhanh chóng ngày nay, để trau dồi những kỹ năng cần thiết cho nhà quản lý, các tổ chức có thể đưa ra các nhiệm vụ phát triển đa dạng hơn; thúc đẩy mọi người không ngừng phấn đấu để đạt cột mốc mới trong sự nghiệp; cung cấp cơ hội điều hành, đưa ra sáng kiến cho lãnh đạo ít kinh nghiệm; tôn vinh khả năng của nhân viên lẫn lãnh đạo ở mọi cấp độ.

Các doanh nghiệp nên bắt đầu có một cái nhìn mới về những gì mà nhà quản lý cần ngay từ hôm nay để nắm giữ chiếc chìa khóa mở ra thế hệ mới – thế hệ những nhà quản lý hiện đại trong thế kỷ 21.

Cùng đồng hành với Agilearn để cập nhật được những thông tin mới nhất!