Trong loạt bài viết này, Agilearn sẽ nhắc đến 6 công ty đang phát triển và câu chuyện thành công với chuyển đổi số đã cho phép họ duy trì và phát triển thương hiệu qua thời gian trong bối cảnh mọi thứ xung quanh chúng ta đều thay đổi nhanh chóng. Trước hết, hãy cùng đến với câu chuyện chuyển đổi số ở Walmart.
Chuyển đổi số – câu chuyện thành công trong thế giới thực
Nhiều năm trước, một công ty có một đội ngũ tiếp thị và sản phẩm tuyệt vời có thể đứng đầu thị trường mà không sợ bị cạnh tranh bởi những đối thủ thành lập sau, quy mô nhỏ hơn. Ngày nay đã khác. Trong kỷ nguyên số, bối cảnh kinh doanh đang phát triển và thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Để tìm cách duy trì tính cạnh tranh, các công ty buộc phải từng bước chuyển đổi kỹ thuật số.
Chúng ta đều tin tưởng rằng các sáng kiến kỹ thuật số sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động và thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, sẽ chân thực và giàu cảm hứng hơn khi xem các câu chuyện thành công trong thế giới thực. Cùng xem sáu thương hiệu nổi tiếng dưới đây đã thay đổi đột phá như thế nào nhé!
Phát triển mạnh trong thời đại kỹ thuật số có liên quan chặt chẽ với các chiến lược đổi mới và chuyển đổi số. Bên cạnh những công ty vẫn đang vật lộn với việc làm sao để thực hiện tham vọng kỹ thuật số, thì có những công ty đã xây dựng cho mình chiến lược nổi bật và nắm lấy các công nghệ mới để củng cố đế chế của họ. Trong bài viết này, Agilearn sẽ cùng bạn phân tích những câu chuyện thành công với chuyển đổi số của Walmart, Target, Sephora, H&M, Nike và Walgreens.
Câu chuyện thành công với chuyển đổi số 1: Walmart trở thành nhà đầu tư cho CNTT lớn thứ ba trên toàn thế giới
Vốn đã nổi tiếng, Walmart càng nổi tiếng hơn nhờ những chuyện thành công trong chuyển đổi kỹ thuật số. Hầu như không có một bài viết nào về chủ đề này mà không đề cập đến họ.
Những con số thực tế đã nói lên tất cả. Trong năm tài chính 2018, Walmart đã chi tổng cộng 11,7 tỷ đồng để đầu tư về mặt công nghệ. Họ trở thành nhà chi tiêu cho CNTT lớn thứ ba trên toàn thế giới sau Amazon và Alphabet.
Walmart còn xây dựng đội ngũ công nghệ hùng hậu. 1.700 nhân viên công nghệ đã được tuyển dụng vào năm 2018. 2.000 việc làm sẽ được thêm vào 9 trung tâm công nghệ của họ vào cuối năm 2019. Trên hết, Walmart đã bổ nhiệm một CTO và CDO mới cho các hệ thống bán lẻ trên toàn thế giới: Suresh Kumar (cựu phó chủ tịch của Amazon). Gần đây nhất họ cũng tuyển dụng phó chủ tịch và tổng giám đốc của Google về hiển thị, video, quảng cáo ứng dụng và phân tích.
Tất cả đã nói lên rằng câu chuyện không chỉ đơn thuần về nền tảng kinh doanh thương mại điện tử, mà còn liên quan đến tái nền tảng trên toàn ban và triển khai chiến lược chuyển đổi trên tất cả các khía cạnh của doanh nghiệp, từ quản lý chuỗi cung ứng và phân phối đến trải nghiệm khách hàng nói chung.
Đối với hàng tồn kho, Walmart sử dụng robot quét kệ trong 350 cửa hàng. Những robot này có thể xác định đơn vị hàng nằm trong kho tại các vị trí và giá cả đi cùng với vị trí đó. Hệ thống robot này sẽ giúp tránh hiệu suất hàng tồn kho kém dẫn đến mất doanh số và tăng tỷ lệ chính xác trong dự báo nhu cầu.
Nhãn giá điện tử, cho phép tự động điều chỉnh giá là một đề xuất khác mà Walmart đang thử nghiệm. Phòng thí nghiệm bán lẻ thông minh mới của Walmart (IRL) là một cửa hàng được vận hành bằng AI cho phép thu thập thông tin về những gì diễn ra trong cửa hàng thông qua các cảm biến, máy ảnh và bộ xử lý với trọng tâm, một lần nữa, về hàng tồn kho và sẵn có. Kiểm soát và đảm bảo độ tươi của các sản phẩm là điều mà AI thực sự có thể trợ giúp.
Đó là còn chưa kể đến các trường hợp thành công khi ứng dụng blockchain, khi hợp tác với IBM, họ đang thúc giục các nhà cung cấp theo dõi sản phẩm sử dụng công nghệ này để đảm bảo thực phẩm.
Walmart đã đặt ra tiêu chuẩn cao cho tất cả các nhà bán lẻ, đặt thời gian, năng lượng, tài nguyên và năng lực đằng sau việc phát triển công nghệ và tích hợp điều đó với thực tiễn kinh doanh cốt lõi. Chuyển đổi số giờ không chỉ là một lợi thế cạnh tranh cho các nhà bán lẻ. Nó đã là một yêu cầu bắt buộc.
Nguồn: e-zigurat.com