Là một quản lý khối nhân sự (HRM), bạn đã có đủ 9 kỹ năng dưới đây chưa?

Khi phỏng vấn một ứng viên tiềm năng, các chuyên gia về nhân sự sẽ đánh giá người đó dựa trên danh sách các kỹ năng chính và đặc điểm cá nhân cần thiết cho công việc. Vậy trong bài viết này, hãy cùng Agilearn lập ra một danh sách các yếu tố đánh giá một quản lý nhân sự chuyên nghiệp nhé.

Bạn có thể đồng ý hoặc không đồng ý với các đánh giá của Agilearn. Nhưng hơn hết, Agilearn muốn cung cấp kiến thức hữu ích tới những nhà quản lý trong doanh nghiệp. Nếu những gì sau đây thực sự bổ ích với bạn, đừng quên nhấn nút bình luận, chia sẻ ở phía cuối bài viết nhé.

ky-nang-quan-ly-nhan-su

Kỹ năng quản lý nhân sự

#1: Quản lý nhân sự có tổ chức

Quản lý nhân sự đòi hỏi cách tiếp cận công việc có tính kỷ luật cao. Sắp xếp tài liệu nội dung có tổ chức, quản lý thời gian cá nhân thật hợp lý. Là một HRM, bạn đang có trách nhiệm một phần với sự nghiệp và đời sống của mọi thành viên.

#2: Đa nhiệm

Trong một ngày làm việc điển hình, một HR chuyên nghiệp sẽ giải quyết vấn đề cá nhân của một nhân viên chỉ trong vài phút. Bên cạnh đó, bạn sẽ phải đối mặt liên tục với những câu hỏi và phải hoàn thành nhanh chóng chiến lược tuyển dụng cho một hay nhiều vị trí công việc không hề đơn giản. Trước mặt bạn là các phương tiện truyền thông xã hội, tiền lương, giờ giấc, hiệu suất làm việc của từng cá nhân, và một loạt các thứ khác không kém phần quan trọng và rắc rối.

ky-nang-da-nhiem

Kỹ năng đa nhiệm

Các ưu tiên và nhu cầu kinh doanh luôn thay đổi nhanh chóng. Người quản lý A yêu cầu bạn tuyển dụng nhân viên mới sẽ không quan tâm quá nhiều đến việc bạn đang bận thực hiện công việc cho người quản lý B – người đang bàn bạc với bạn về việc sa thải ai đó. Quản lý nhân sự cần có khả năng xử lý tất cả công việc cùng một lúc.

#3: Giải quyết “mập mờ”

Các nhà quản lý nhân sự phải có khả năng hành động, ra quyết định với những thông tin có sẵn nhưng không đầy đủ và chính xác nhất. Họ phải biết khi nào cần tìm đến sự giúp đỡ từ đồng nghiệp, luật sư và các chuyên gia khác.

#4: Thương lượng

Trong một cuộc đàm phán, luôn có hai hoặc nhiều quan điểm trái ngược nhau và một HR chuyên nghiệp phải đưa ra quyết định chấp nhận được giữa các bên. Hãy nhớ rằng, mục tiêu của đàm phán là kết thúc mà tất cả đều hài lòng với kết quả. Điều này chắc chắn không dễ dàng gì.

ky-nang-thuong-luong

Kỹ năng thương lượng

#5: Giao tiếp, truyền thông

Các chuyên gia quản lý nhân sự phải giao tiếp với quản lý các bộ phận và làm việc thông qua họ. Cùng với đó là các ứng cử viên tiềm năng và tất cả các cấp nhân viên hiện tại. HR sẽ thực hiện các công tác này bằng văn bản, nói chuyện với các nhóm lớn và nhỏ trực tiếp hoặc thông qua phương tiện truyền thông xã hội – xu hướng đang phát triển mạnh mẽ. Từng lời HR nói ra phải có sức thuyết phục, đáng quan tâm và tin cậy.

#6: Đảm bảo thông tin

Các chuyên gia quản lý nhân sự phải có một lương tâm tốt. Họ là người giữ những thông tin bí mật của công ty. Khi phục vụ nhu cầu của quản lý cấp cao, bạn cũng phải quan sát hành động của họ đối với nhân viên để đảm bảo rằng những chính sách và quy định được tuân thủ. Bạn cần phải có khả năng hỗ trợ các quản lý này phát triển để giữ cho công ty luôn đi đúng hướng.

Tất nhiên, bạn luôn phải khéo léo xử lý các thông tin bí mật và không bao giờ tiết lộ trái phép cho bất kỳ ai.

ky-nang-bao-mat-thong-tin

Kỹ năng bảo mật thông tin

#7: Dĩ hòa vi quý

Nhân viên luôn mong muốn người phụ trách nhân sự tích cực hỗ trợ mình. Tuy nhiên bạn cần phải ưu tiên thực thi các chính sách nhân sự vĩ mô hơn. Một chuyên gia quản lý nhân sự có thể cân bằng giữa các công việc một cách tinh tế sẽ giành được sự tin tưởng từ tất cả các bên liên quan.

Có những lúc bạn phải đưa ra quyết định để bảo vệ cá nhân. Có những lần bạn phải bảo vệ văn hóa và giá trị của tổ chức. Những quyết định của bạn đôi khi có thể bị một số người hiểu lầm, nhưng việc giải thích có thể gây ảnh hưởng đến thông tin bí mật – điều nhất quyết không bao giờ được làm.

#8: Quản lý xung đột và giải quyết vấn đề

Bất kỳ cá nhân nào không thể luôn hòa đồng với tất cả những người khác. Hiệu suất của tổ chức đòi hỏi mọi người làm việc cùng nhau một cách đoàn kết và nhà quản lý nhân sự phải đảm bảo yếu tố này.

quan-ly-xung-dot-va-giai-quyet-van-de

Quản lý xung đột và giải quyết vấn đề

#9: Quản lý sự thay đổi

Hầu hết các công ty ngày nay đang trong tình trạng thay đổi liên tục. Nhân sự mới, các bộ phận mới mọc lên. Hệ thống phân cấp dần biến mất. Doanh nghiệp có đến bốn hoặc năm thế hệ cùng làm việc (Boomers, Millennials, Gen Z…). Nếu không chuẩn bị tốt, bạn hoàn toàn có thể bị hoảng hốt và choáng ngợp trước những gì mà xảy ra. Là một nhà quản lý nhân sự chuyên nghiệp, bạn phải luôn giữ được sự bình tĩnh và ứng phó với những thay đổi.