Khảo sát năm 2016 của Deloitte về quản trị nhân lực toàn cầu cho thấy 84% các quản lý cấp cao nhìn nhận việc học tập trong doanh nghiệp là quan trọng (40%) hoặc rất quan trọng (44%). Một xu hướng không hề nhất thời là ngày càng nhiều doanh nghiệp tiến dần đến việc trở thành một tổ chức học tập. Vậy đó là gì? Các doanh nghiệp có đang tiến hành chuyển đổi đúng nghĩa hay không và gặp những rào cản nào? Hãy cùng Agilearn đón đọc trong bài viết hôm nay.
Một xu hướng học tập thực sự…
“Học tập suốt đời” là một trong những khái niệm được nhắc đến thường xuyên và chuyển đổi lối tư duy của doanh nghiệp trong việc học tập nhằm tiếp thu chuyên sâu hơn những kiến thức giúp nâng cao năng lực làm việc.
Sự chuyển đổi này buộc các công ty, tổ chức phải có những thay đổi phù hợp để chuẩn bị cho người học những kỹ năng cần thiết để có thể phát triển sự nghiệp bản thân và đóng góp cho tập thể.
Nếu bạn tìm hiểu, dành thời gian trên các trang tuyển dụng sẽ thấy, tại nhiều công ty, bộ phận đào tạo dần chuyển thành bộ phận “đào tạo và phát triển” (Learning and Development).
Bộ phận này không chỉ tổ chức các khóa đào tạo, đưa về những chương trình hay gia tăng phúc lợi, mà còn có những chương trình học tập thực sự như chia sẻ bình đẳng; mời chuyên gia về bàn luận về các vấn đề/chủ đề khác nhau, tổ chức các chương trình phục vụ cộng đồng có mục đích học tập, … và nhiều hình thức khác.
Điểm chung trong tất cả những mô hình này là học đi đôi với hành, có sự tham gia của nhiều cấp, nhân viên tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo học tập và ra quyết định, khuyến khích phát triển nhiều kỹ năng với tôn chỉ luôn hướng tới mục tiêu chung của công ty.
…nhưng cần thực hiện nghiêm túc
Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo chỉ coi việc xây dựng văn hóa học hỏi cho tổ chức là một cách để thể hiện tầm nhìn của mình, được hành động đơn thuần thông qua việc cung cấp cho nhân viên những khóa đào tạo và huấn luyện.
Tư tưởng này rõ ràng đầy rẫy những thiếu sót và mang tính chất vỏ bọc. Nó sẽ gây ra cản trở lớn trong việc tăng cường cạnh tranh, phát triển công nghệ và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Khi đối đầu với những khó khăn này, các tổ chức sẽ dần nhận ra mình cần phải học hỏi hơn bao giờ hết. Mỗi công ty phải trở thành một tổ chức học tập để giúp các nhân viên cải thiện kỹ năng sáng tạo, tiếp thu và chuyển giao kiến thức. Từng cá nhân góp sức mình nhằm nuôi dưỡng văn hóa tư duy phát triển trong công ty, thúc đẩy thảo luận mở và làm việc một cách toàn diện, có hệ thống.
Định nghĩa về tổ chức học tập
Tổ chức học tập không đơn giản chỉ là một xu hướng quản trị nhất thời, nó có thể mang lại một môi trường làm việc cởi mở cho những tư tưởng sáng tạo, luôn quan niệm những giải pháp cho các vấn đề liên quan đến công việc đang diễn ra là có sẵn bên trong con người của tổ chức.
Tất cả những gì doanh nghiệp phải làm là khai thác các cơ sở kiến thức để từng thành viên có khả năng suy nghĩ nghiêm túc và sáng tạo, khả năng truyền đạt ý tưởng, khái niệm và hợp tác chặt chẽ trong quá trình nghiên cứu và làm việc.
Một tổ chức học tập là tổ chức trong đó tìm cách tạo ra tương lai của chính mình, cho rằng học tập là một quá trình liên tục và sáng tạo cho các thành viên của nó. Một trong số đó là sự phát triển, thích nghi và biến đổi bản thân để đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng cả bên trong và bên ngoài chính tổ chức đó.
Những gì một tổ chức học tập cần làm là giải phóng mỗi cá nhân để nhân viên không trở nên bị động. Họ sẽ học hỏi để thể hiện ý tưởng và nuôi dưỡng chính mình để đóng góp vào việc cải thiện chất lượng làm việc.
Tổ chức học tập nuôi dưỡng một môi trường mà trong đó mọi người có thể tạo ra những kết quả thực sự mong muốn, không ngừng học hỏi lẫn nhau cho sự tiến bộ chung của cả tổ chức.
Những trở ngại
Không con đường thành công nào trải toàn hoa hồng. Doanh nghiệp sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, được tóm tắt trong ba nguyên nhân chính gây cản trở sau:
- Đầu tiên, nhiều cuộc thảo luận ban đầu coi tổ chức học tập là một phương tiện dẫn đến một viễn cảnh tốt đẹp hơn là nghiên cứu chuyên sâu vào những việc làm cụ thể. Do đó, các đề xuất liên quan tỏ ra khó thực hiện khi các nhà quản lý không thể xác định trình tự các bước cần thiết để phát triển việc học tập trong tổ chức.
- Thứ hai, khái niệm này nhiều khi được quan niệm chỉ hướng về CEO và giám đốc điều hành cấp cao, hơn là các nhà quản lý của các phòng ban và bộ phận nhỏ hơn, nơi những công việc tổ chức quan trọng trực tiếp được thực hiện. Các nhà quản lý không có cách nào để đánh giá, đo lường việc học tập có hiệu quả ra sao với tổ chức.
- Thứ ba, các tiêu chuẩn và công cụ để đánh giá còn thiếu. Các công ty thường tuyên bố thắng lợi sớm hoặc đặt các yêu cầu tiến bộ mà không đi sâu vào chi tiết.
Kết luận
Trong những bài viết sắp tới, chúng tôi sẽ giới thiệu cách giải quyết những thiếu sót này. Chúng có thể đo lường hiệu quả học tập trong mỗi bộ phận, dự án, đơn vị tổ chức ở bất kỳ quy mô thông qua từng hoạt động công việc được chia sẻ, cho phép công ty thực hiện các đánh giá trên từng lĩnh vực (ví dụ, làm thế nào để các nhóm khác nhau học hỏi lẫn nhau?); và nhìn sâu bên trong các đơn vị cá nhân.
Bạn sẽ thấy rằng một lĩnh vực mà bạn nghĩ là thế mạnh của tổ chức mình thực sự thua kém hơn so với các tổ chức khác. Với việc xây dựng tổ chức học tập, bạn sẽ thấy công ty mình có thể nâng cao kỹ năng tốt như thế nào và điều chỉnh các chiến lược và quy trình phù hợp ra sao. Mỗi tổ chức, và mỗi đơn vị trong tổ chức, cần sở hữu tầm nhìn xa hơn để đánh giá chính xác việc học tập của mình.