Trong bối cảnh xã hội thông tin, cộng với hiệu ứng startup làm nhịp sống và hoạt động doanh nghiệp diễn ra với nhịp độ nhanh chóng, các quyết định tăng trưởng phát triển luôn được ưu tiên nhưng cũng là thách thức lớn. Nạn thăng chức cũng từ đó mà phát sinh. Nhưng làm sao để doanh nghiệp vừa nắm bắt được thời cơ tăng trưởng và tránh sai lầm thì cần có cái nhìn đi trước và chuẩn bị cho mình để không phải chịu những hậu quả nặng nề.

Nhà quản lý có tính ảnh hưởng quyết định đến sự phát triển thành công của doanh nghiệp. Do đó, họ cần những phẩm chất và kỹ năng để mang lại sự lãnh đạo tích cực, thống nhất. Nhưng không phải tất cả mọi người ở vị trí quản lý đều thể hiện sự lãnh đạo. Trên thực tế, trở thành một nhà lãnh đạo giỏi có nghĩa là nhiều hơn là chỉ cung cấp sự giám sát và giám sát còn phải đúng để đạt được kết quả của nhóm. Vai trò sẽ phức tạp hơn nhiều so với nhiều thông tin tuyển dụng về các vị trí Teamleader mà bạn vẫn hay thấy trên nhiều trang thông tin điện tử.

Nhìn nhận một số ảnh hưởng từ nạn thăng chức đối với đối với nhân viên, với nhóm, với môi trường và kết quả công việc công ty để có phương án tốt hơn cho chính doanh nghiệp bạn.

1. Hiệu suất làm việc của nhóm thấp 

Các mục tiêu công việc luôn là thử thách cho các nhóm, và cần xử lý bởi sự hiệp lực năng suất tối đa của mỗi người. Nhưng với cách quản lý vi mô của người quản lý kém sẽ không giúp họ xây dựng được nhóm làm việc hiệu suất cao. Nhiệm vụ quan trọng của họ là tạo ra và nuôi dưỡng đội ngũ đó để đạt được kết quả đầy tham vọng. Nhà quản lý mới cần tập trung vào nhiệm vụ chính của mình và tạo điều kiện cho mọi người dưới quyền sử dụng tài năng, nỗ lực, và đóng góp tích cực để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức và đạt được thành công cũng như thăng chức.

thang-chuc-khien-hieu-suat-lam-viec-cua-nhom-thap

Thăng chức khiến hiệu suất làm việc của nhóm thấp

Việc đánh giá và phân chia nhiệm vụ, kỳ vọng đúng theo từng cá nhân trong team là khó khăn đối với người quản lý mới. Rõ ràng luôn có sự chênh lệch về khả năng, sở trường của mỗi cá nhân, việc đánh giá chính xác và giao nhiệm vụ phù hợp sẽ có tác động đến hiệu suất chung của đội.

2. Thăng chức suy giảm sự liên kết và xuống tinh thần trong môi trường làm việc

Một doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp làm việc hợp tác có hiệu quả, cả trong và ngoài tổ chức. Để tạo ra một môi trường làm việc hợp tác, các nhà quản lý mới cần có kỹ năng giao tiếp mạnh mẽ để xây dựng cầu nối và duy trì các kết nối hữu ích trong mạng lưới nội bộ. Điều này dẫn đến việc chia sẻ thông tin và giải quyết vấn đề tốt hơn.

Nhưng việc hạn chế về quản trị cảm xúc trong công việc, kết hợp với yếu kém về giao tiếp làm những hành vi tiêu cực vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của người quản lý mới và ảnh hưởng ngay lập tức tới đội ngũ. Một hành vi quản lý kém có thể gây hại cho môi trường làm việc, kết quả làm việc và kéo theo ảnh hưởng đến chất lượng quan hệ đối tác bên ngoài tổ chức.

suy-giam-su-lien-ket-va-thieu-tinh-than-trong-moi-truong-lam-viec

Suy giảm sự liên kết và thiếu tinh thần trong moi trường làm việc

3. Thiếu sự liên kết giữa chiến lược công ty và nhân viên thực hiện

Kỹ năng lãnh đạo là khi nói đến vấn đề thì thấy thú vị, nói đến kế hoạch là anh em nhân viên muốn xắn tay áo lên vào làm ngay. Những cách truyền đạt thông tin cứng nhắc và khô khan với các gạch đầu dòng của những người quản lý mới làm cho team nhóm đầu tiên là thiếu đi động lực, sự liên kết mạnh mẽ giữa chiến lược, mục tiêu cao cả của công ty. Nạn thăng chức cũng không xây dựng được giá trị của bản thân trong công việc với các thành viên trong nhóm.

Trong công việc, sẽ không ít lần có sự khác biệt mục tiêu, công việc nhóm với chiến lược công ty, lúc này người quản lý cần đưa ra quyết định lựa chọn quan trọng để đảm bảo sự tôn trọng của các bên đảm bảo lợi ích chung. Đây là tình huống khó khăn cho nhà quản lý mới, nếu không thể đưa ra quyết định và đảm bảo sự liên kết rõ ràng, hình ảnh của họ có thể gặp rủi ro cả từ hai phía. Họ có thể tạo ra sự mất tin tưởng của những người tham gia quá trình ra quyết định của công ty hoặc tạo ra sự chia rẽ trong đội.

thieu-su-lien-ket-giua-chien-luoc-cong-ty-va-nhan-vien

Thiếu sự liên kết giữa chiến lược công ty và nhân viên

4. Thăng chức- kết quả công việc nghèo nàn 

Tất yếu của tất cả những hệ lụy của việc thăng chức là kết quả công việc nghèo nàn. Hiệu suất thấp, suy giảm tinh thần, sự liên kết sẽ chẳng mang lại đột phá tăng trưởng nào, đối lập với mong muốn ban đầu của các doanh nghiệp là tăng nhanh nhân sự quản lý để đáp ứng và tận dụng thăng chức nhanh. Phản tác dụng này còn làm cho bộ máy hoạt động thêm cồng kềnh, thăng chức khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng chưa to đã nặng nề.

Mỗi ngày nhân viên luôn tìm kiếm điều ý nghĩa trong công việc, giá trị họ tạo ra và đóng góp cho tổ chức. Trách nhiệm của nhà quản lý là giúp họ nhận ra và làm được điều này sẽ khiến cho việc thiết lập các mối quan hệ chân thành trong công việc trở nên khó khăn hơn. Những rủi ro liên quan đến loại hành vi này bao gồm mất động lực, suy giảm hiệu suất và sự ra đi vội vàng của các thành viên trong nhóm là tất yếu.

ket-qua-cong-viec-ngheo-nan

Kết quả công việc nghèo nàn

Kết luận

Sẽ chẳng ai muốn đặt niềm tin, đi theo con đường giả mạo hay đặt sự nghiệp của họ vào tay một nhà quản lý kém? Quản lý kém có những hậu quả lớn, nhưng nguồn gốc của vấn đề quá thường không được chú ý trong các tổ chức. Theo một nghiên cứu tại Mỹ của Hogan Assessment Systems, 78% nhân viên báo cáo rằng những gì họ thích nhất về công việc của họ là người quản lý trực tiếp của họ.

May mắn thay, các chiến lược có thể được đưa ra để thực hiện các hành vi chuyên nghiệp và tận dụng các kỹ năng của một người. Làm cho các nhà quản lý mới nhận thức được tác động của họ và đảm bảo họ nhận ra tác động của phong cách lãnh đạo của họ là bước đầu tiên để thay đổi theo đúng hướng. Làm cho sự thay đổi từ một nhà quản lý kém thành một nhà lãnh đạo giỏi là có thể… Chỉ cần sự chú tâm và đầu tư đúng mức!

Hãy đồng hành cùng Agilearn để được chia sẻ những kiến thức cũng như kinh nghiệp mới mẻ nhất nhé!