Ở bất kỳ vị trí nào, dù một chuyên viên trình bày một báo cáo hay một CEO đứng trước các cổ đông quan trọng, thuyết trình trước đám đông là việc không hề đơn giản. Nó luôn là vấn đề ngay cả với những người tự tin nhất.

Tại cường quốc số một thế giới – Hoa Kỳ, ước tính có đến 75% người bày tỏ sự lo lắng trên nhiều mức độ trong vấn đề thuyết trình trước công chúng. Glossophobia – nỗi sợ nói trước công chúng – phổ biến hơn chúng ta nghĩ.

Nhưng đừng lo lắng! Thực hiện theo các bước đơn giản dưới đây cùng Agilearn, bạn có thể vượt qua mọi nỗi sợ hãi và lo lắng khi đứng đước đám đông.

1. Bắt đầu với bản đồ nội dung, xoay quanh thông điệp chính

Thông điệp quan trọng bạn định nói phải gói gọn trong 7 giây, 21 từ, dạng như “tôi làm X cho Y, để họ có thể Z”. Thông điệp này đương nhiên phải được đưa vào bài phát biểu cùng mọi nội dung công khai xung quanh, hỗ trợ củng cố thông điệp chính, được đặt trong các gạch đầu dòng.

2. Lập kế hoạch cho bài phát biểu

Với thông điệp chính được bổ sung thêm những thông tin hỗ trợ, hãy viết ra bản thảo thô cho bài phát biểu, sử dụng các gạch đầu dòng cho những gì quan trọng nhất.

Nếu bạn sử dụng PowerPoint hoặc bất kỳ trình chiếu slideshow nào, kế hoạch phù hợp là thứ không thể bỏ qua. Luôn nhớ rằng, càng ít từ trong một bài thuyết trình thì càng tốt. Hãy để khán giả tập trung vào bạn, những gì bạn nói, chứ không phải màn hình.

lap-ke-hoach-cho-bai-thuyet-trinh

Lập kế hoạch cho bài thuyết trình

3. Nghĩ ra quan điểm độc đáo

Hãy tự hỏi “Làm thế nào có thể phân biệt bản thân mình với người khác?” Sau đó, xác định “nội dung nền tảng” – thứ mà chỉ duy nhất bạn sở hữu. Ví dụ: “Quan điểm độc đáo của tôi là mỗi chúng ta cần xây dựng thương hiệu của cá nhân mình”. Khi tìm ra điều khiến mình khác biệt, việc phát triển những thông điệp độc đáo sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

4. Diễn tập, diễn tập, diễn tập

Thực hành là cách hoàn hảo để cải thiện hầu hết các kỹ năng của cuộc sống, đặc biệt là thuyết trình trước đám đông.

Tập nói trước gương hoặc trước mặt người quen, tùy bạn, hãy thực hành lại bài phát biểu nhiều lần. Điều đó giúp bạn cảm thấy quen thuộc và thoải mái hoàn toàn với nội dung và thông điệp của mình.

5. Chia sẻ kế hoạch thuyết trình lên phương tiện truyền thông xã hội

Nếu là một sự kiện mở công khai, hãy thông báo một cách rộng rãi, mời mạng lưới trực tuyến của mình đến tham gia và lắng nghe.

LinkedIn là một công cụ vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể tiếp cận hàng chục con người rất chuyên nghiệp chỉ trong vài phút. Hãy nhìn nhận rằng: Càng nhiều người biết, yêu thích và tin tưởng bạn, giá trị mà bạn nhận được sẽ càng tăng lên.

chia-se-ke-hoach-thuyet-trinh-len-phuong-tien-truyen-thong-xa-hoi

Chia sẻ kế hoạch thuyết trình lên phương tiện truyền thông xã hội

6. Trang phục phù hợp

Yếu tố quan trọng khi chuẩn bị thuyết trình trước đám đông là tối đa hóa sự tự tin. Cách bạn ăn mặc có thể ảnh hưởng đến mức độ tự tin của mình.

Hãy mặc một bộ trang phục phù hợp, vừa vặn và thoải mái. Đương nhiên là phải ăn mặc trang trọng, nhưng đừng khiến chuyển động của mình bị hạn chế, hoặc khiến bạn cảm thấy (và trông) quá cứng nhắc.

7. Ấn tượng ban đầu là cực kỳ quan trọng

Lập kế hoạch giới thiệu bản thân, kinh nghiệm trong giáo dục và làm việc. Những gì đã làm, những thứ giúp bạn trở thành con người của ngày hôm nay? Đây là phần dễ nhớ nhất, hãy chia sẻ những thông tin đó trong phần giới thiệu bản thân. Nếu có thể, hãy pha lẫn một chút hài hước – yếu tố thường được mọi người dễ dàng đón nhận.

an-tuong-ban-dau-cuc-ky-quan-trong

Ấn tượng đầu tiên cực kỳ quan trọng

8. Không việc gì phải lo lắng

Khi thuyết trình trước đám đông, hãy nghĩ mình là một chuyên gia về vấn đề này. Nếu cảm thấy lo lắng, hãy nhớ rằng mọi người thực sự muốn nghe những gì bạn nói. Bạn đã được chọn để đưa ra bài phát biểu này – không ai khác ngoài bạn. Đứng thẳng lưng, tràn đầy tự hào và dõng dạc đưa ra thông điệp của mình.

9. Làm chủ không gian

Đừng chỉ đứng yên một chỗ, bạn phải thực sự sở hữu và làm chủ không gian thuyết trình. “Chôn chân’” từ đầu đến cuối đằng sau chiếc bục khiến bạn trông kém tự tin và thiếu quyền lực.

Thử lên Youtube và xem những người nổi tiếng thuyết trình. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực của mình và phong thái thực sự đúng là của một chuyên gia, bắt đầu ngay từ cách họ đứng.

lam-chu-khong-gian-khi-thuyet-trinh

Làm chủ không gian khi thuyết trình

10. Đừng quên ấn tượng cuối cùng

Cung cấp cho người nghe nhiều thông tin về bạn hơn vào cuối bài phát biểu, để họ biết cách tiếp cận bạn. Nếu có thể, hãy thu thập địa chỉ email hoặc danh thiếp. Bằng cách đó, bạn có thể cùng với những con người chuyên nghiệp tạo nên những mối quan hệ đầy giá trị. Xây dựng mạng lưới liên lạc là mục tiêu cuối cùng của bài thuyết trình.

Đừng quên rằng một nụ cười sẽ khiến bạn trở nên gần gũi hơn. Hãy mỉm cười và bày tỏ lòng biết ơn đến toàn bộ người theo dõi trong những khoảnh khắc cuối cùng của bài phát biểu.